Connect with us

Hi, what are you looking for?

Công nghệ

Card màn hình Onboard là gì? Nên sử dụng không?

Thời điểm nhập học của các tân sinh viên, đang cần lựa chọn cho mình một chiếc laptop ưng ý, và vẫn đang thắc mắc chiếc máy tính xách tay này liệu hiệu năng có ổn không nhỉ? Và nếu bạn đang tìm hiểu về hiệu năng trên một chiếc laptop trang bị chip Intel thì chắc chắn không thể bỏ lỡ thông tin về card màn hình onboard rồi. Trong bài viết này, mình sẽ giải thích card màn hình onboard là gì? Và liệt kê các dòng card onboard của Intel nhé.

Card màn hình onboard là gì?

Khá là nhiều cách gọi cho card màn hình onboard, và card đồ họa onboard, card đồ họa tích hợp, VGA,… Nhưng mình quen với cách gọi card màn hình onboard rồi. Tùy theo cách gọi của anh em nhé.

card-man-hinh-onboard-la-gi-6

Card màn hình onboard được tích hợp sẵn vào trung tâm CPU và RAM, và nhờ đó sử dụng các tài nguyên của chúng để xử lý đồ họa, hình ảnh. Đó là điểm khác biệt so với card rời, khi mà card rời có cách thức hoạt động độc lập chuyên xử lý đồ họa tốt hơn. Nhưng đổi lại, card màn hình onboard có giá thành rẻ hơn nhiều.

Card màn hình onboard thường được các nhà sản xuất sử dụng trên laptop để linh hoạt hơn, và thường nằm ở phân khúc tầm trung và giá rẻ.

Các dòng card màn hình onboard

Cũng có khá nhiều dòng card màn hình onboard của Intel, mình sẽ phân tích và viết ngắn gọn của từng dòng dưới đây nhé.

Intel HD Graphics

Dòng chip Intel HD Graphics đang dần được phát triển nâng cấp mạnh mẽ hơn. Và hiện con chip Intel HD Graphics 620 khá phổ biến, vừa tiết kiệm điện năng và có xử lý được các tựa game nhẹ khá ổn định. Một chiếc laptop phân khúc bình dân trang bị card màn hình onboard này rất nổi bật, và máy cũng được nhiều trang công nghệ đánh giá cao trong cùng phân khúc, đó chính là MSI Modern 14 B11.

card-man-hinh-onboard-la-gi-6

Không chỉ dừng lại ở Intel HD Graphics, hãng còn mở rộng thêm các phiên bản khác như Intel Iris Graphics, Intel Iris Pro Graphics và Iris Plus. Nhưng hiện nay, phổ biến hơn vẫn là bản Iris Plus. Còn dòng Intel Iris Graphics đã ra mắt khá lâu rồi, điển hình như Iris Graphics 550 được ra mắt vào 09/2015.

Mình sẽ phân tích riêng về Intel Iris Plus ở phần dưới đây nhé.

Intel Iris Plus

Đối với Intel Iris Plus có thể cân bằng được khá nhiều yếu tố, thường được tích hợp trên chiếc laptop mỏng nhẹ, vẫn có thể xử lý tốt những tác vụ cơ bản, văn phòng, đồ họa ở mức vừa phải. Bạn nên lựa chọn CPU Intel thế hệ thứ 10 trở lên tích hợp với card đồ họa này để có thể xử lý tốt tác vụ nặng hơn. Đối với card Iris Plus có 2 phiên bản: G4 và G7.

  • Intel Iris Plus Graphics G4: có 48 nhân, xử lý những tác vụ nhẹ nhàng, vừa phải như công việc văn phòng, xem phim thả ga, chơi game đồ họa ở mức trung bình, chỉnh sửa ảnh video cơ bản.
  • Iris Plus Graphics G7: có 64 nhân, có khả năng xử lý tốt hơn, chơi game nặng mượt mà, chỉnh sửa ảnh, video độ phân giải cao rất ổn định.

card-man-hinh-onboard-la-gi-6

Nhìn chung, Intel Iris Plus đáp ứng đủ khá nhiều yếu tố trong quá trình sử dụng, mà còn có mức giá thành rẻ. Và nó khá phổ biến trên những mẫu laptop tầm trung, bình dân.

Intel Iris Pro

Đối với card đồ họa Intel Iris Pro không được phổ biến, cũng có thể do CPU tích hợp card màn hình này khá đắt đỏ, chính vì thế mọi người thường sẽ lựa chọn card đồ họa rời còn hơn.

Intel Iris Xe Graphics

Intel Iris Xe Graphics được tích hợp CPU thế hệ thứ 11. Intel Iris Xe này đã đem đến cái nhìn khác về card màn hình Onboard. Nó có khả năng xử lý rất tốt, hỗ trợ hình ảnh lên tới 8K hoặc 4K HDR rất sắc nét, mang tới trải nghiệm xem phim tốt hơn. Hiệu suất rất tốt, có thể xử lý game đồ họa 1080p, khung hình 60FPS / giây.

card-man-hinh-onboard-la-gi-6

Nhìn chung, card đồ họa onboard mới này được Intel tối ưu rất tốt, có khả năng xử lý các tác vụ nặng đều rất ổn định. Đặc biệt, có khả năng tối ưu điện năng rất tốt, mà vẫn hoạt động ổn định.

Nên sử dụng card đồ họa onboard không?

Câu hỏi này thì mình sẽ trả lời rất đơn giản thế này nhé. Nếu bạn là người dùng phổ thông, làm việc với những phần mềm văn phòng, cơ bản, xem phim và thỉnh thoảng chơi game, chỉnh sửa ảnh, video ở mức cơ bản thì chắc chắn card màn hình Onboard sẽ phù hợp với bạn. Vừa tiết kiệm được chi phí, vừa đủ dùng. Mình thấy rất thích hợp với đa số các bạn sinh viên.

card-man-hinh-onboard-la-gi-6

Còn nếu bạn là người thích chơi game và công việc, học tập liên quan tới xử lý đồ họa nặng thì không nên lựa chọn card màn hình onboard nhé, mà hãy tìm một card đồ họa rời mới có thể xử lý tốt được.

Card màn hình onboard có chơi được game không?

Như mình đã nói ở trên, card màn hình onboard vẫn có thể chơi được một số tựa game nhẹ. Nhưng để ổn định nhất, bạn vẫn nên lựa chọn card thích hợp mới, chẳng hạn như Intel Iris Xe Graphics có thể chơi khá mượt mà với các tựa game như: Liên Minh Huyền Thoại, FIFA Online 4,…

card-man-hinh-onboard-la-gi-6

Tạm kết

Như vậy, có thể thấy được rằng card màn hình onboard đang dần được cải tiến rất mạnh mẽ, vừa đủ dùng cho đa số người dùng. Và mình tin rằng trong tương lai gần, card màn hình onboard sẽ cải tiến mạnh mẽ hơn nữa.

Mình cũng rất thích sử dụng card màn hình onboard bởi tính linh hoạt, không bị ồn như card rời, giá thành lại rẻ. Và mình không chơi game nhiều. Còn các bạn thì sao? Bạn thích sử dụng card màn hình onboard hay card màn hình rời?

Click to comment

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem thêm

Thủ thuật

Soundcloud là ứng dụng nghe nhạc phổ biến nhất hiện tại song song với ZingMp3 và nhaccuatui,…bởi những ưu điểm nổi bật như: kho...

Thủ thuật

Download video từ trang web bất kỳ là câu hỏi của khá nhiều người vì có nhiều lúc có vài video nào đó mà...

Phần mềm

Nếu bạn có một chiếc điện thoại đã cũ, cấu hình yếu không thể đáp ứng nhu cầu cơ bản về giải trí. Nhưng...

Thủ thuật

Đóng tiền mạng FPT ở đâu? Có thể thanh toán cước phí Internet FPT bằng những hình thức nào? Đây là thắc mắc chung...